Xử lý nước thải sinh hoạt là một trong những việc làm rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Bởi nếu không xử lý kịp thời, môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra tình trạng biến đổi hệ sinh thái, làm tổn hại đến thế hệ mai sau… Hichi giới thiệu cho các bạn một số phương pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay. Mời bạn cùng tham khảo nhé!
Nước thải sinh hoạt là nước con người sử dụng hàng ngày như tắm rửa, giặt giũ… ở các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng… Chính vì vậy, trong nước thải này chứa nhiều thành phần có hại. Nếu chưa được xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường sẽ làm môi trường ngày càng ô nhiễm hơn.
Tại Việt Nam, nước thải, rác thải sinh hoạt thường được đổ trực tiếp ra ao, hồ… Chưa thực sự có các cách xử lí rác thải cũng như xử lí nước thải đúng đắn, khiến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí ngày càng nghiêm trọng. Dân cư gần những khu vực này thường khó chịu vì môi trường sống bị ô nhiễm nặng. Không những thế, sức khỏe của người lớn và sự an toàn cho trẻ em cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Vì vậy, nếu không xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả đáng buồn cho sức khỏe con người. Và đặc biệt là môi trường sống của con người trong tương lai không xa.
Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt gia đình hiệu quả
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt như hiện nay, một số biện pháp xử lý nước thải đang được áp dụng như sau:
Sử dụng hóa chất xử lý nước thải sinh hoạt
Đây là một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng hiện nay. Phương pháp này hoạt động dựa trên các phản ứng hóa học của chất thải và các thành phần hóa chất thêm vào. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học thường được sử dụng ở các nhà máy có quy trình khép kín.
Xem thêm: Những cách xử lý nước thải sinh hoạt gia đình hiệu quả
Cách xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này sử dụng các vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải để phân thành 2 loại cơ bản là:
- Sử dụng phương pháp kị khí: Dùng các nhóm vi sinh vật kỵ khí, cho chúng hoạt động trong điều kiện không có oxy để xử lý các chất bẩn trong nước thải.
- Sử dụng phương pháp hiếu khí: sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí, trong điều kiện cần cung cấp oxy liên tục.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt là nhờ vào các loại vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật này sẽ thực hiện quá trình hòa tan và phân tán nhỏ các chất bẩn trong nước thải vào bên trong tế bào của chúng. Vì vậy, khi dùng phương pháp sinh học để xử lý nước thải sẽ đảm bảo độ an toàn và bảo vệ môi trường tốt hơn phương pháp hóa học.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa lý
Sử dụng keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp thụ… trong quá trình xử lý có thể làm độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp hóa học, phương pháp sinh học, cơ học.
Phương pháp hóa lý giúp quá trình xử lý nước thải có hiệu quả cao hơn, diệt vi khuẩn tốt hơn. Thời gian xử lý nhanh hơn, không tốn nhiều thời gian của đơn vị xử lý nước thải. Đây là một ưu điểm nổi bật mà phương pháp này đem lại.
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt cần được xử lý đúng cách trước khi thải ra môi trường để loại bỏ các sinh vật cũng như những vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt thông minh sẽ giúp chúng ta có nguồn nước sạch để sử dụng trong tương lai và đó cũng chính là việc làm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Có nhiều phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt như phương pháp xử lý sinh học, phương pháp xử lý cơ học, phương pháp xử lý hóa lý, phương pháp xử lý hóa học. Phương pháp xử lý hóa học là phương pháp làm cân bằng độ pH của nước, khử trùng nước bằng hóa chất.
Tóm tắt quy trình xử lý nước thải sinh hoạt gồm các bước sau:
Bước 1: Bơm nước thải sinh hoạt, tách dầu mỡ, cặn bã. Bước này giúp loại bỏ hoàn toàn các chất rắn lẫn trong nước thải, giúp cho hệ thống xử lý ở các bước sau dễ dàng làm việc và nâng cao hiệu suất. Đây là bước quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của hệ thống xử lý nước thải.
Bước 2: Nước từ bể thu gom liên tục được bơm vào bể điều hòa và được sục khí liên tục để đáp ứng được quá trình xử lý nước thải được xảy ra liên tục mà không bị quá tải.
Bước 3: Các giá thể sinh học được lắp trong các bồn thiếu khí để “nuôi dưỡng” một số sinh vật tồn tại trong nước. Tại bước này hàm lượng BOD sẽ giảm và các quá trình nitrat hoá, phân hủy hữu cơ sẽ xảy ra.
Bước 4: Thông qua quá trình chuyển động liên tục, các vi sinh vật bám trên giá thể giúp cho quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn. Quá trình này cần phải luôn đảm bảo hàm lượng BOD không được vượt ngưỡng 5mg/l.
Bước 5: Nước thải sau khi được xử lý và phân hủy hữu cơ sẽ được đưa chuyển sang bể hồi lưu để tiến hành quá trình khử nitrat.
Bước 6: Tại bể lắng cơ học các cặn bùn còn lại sẽ lắng xuống và loại bỏ.
Bước 7: Bể lắng bùn sẽ chứa các chất cặn bã, bùn và cát, bể này được thiết kế trong môi trường thiếu khí và được khử hoàn toàn nitrat.
Bước 8: Sau khi trải qua các quá trình xử lý trên nước thải sẽ được khử trùng trước khi được đưa vào tái sử dụng.
Báo giá hệ thống nước thải sinh hoạt
Những tiêu chuẩn của một hệ thống xử lý rác thải mà mọi người thường hướng tới là chất lượng nước đầu ra được đảm bảo, chi phí vận hành và chi phí hóa chất hợp lý, công nghệ xử lý hiện đại, mức độ tự động hóa cao.
Dưới đây là bảng báo giá xử lý nước thải của một công ty xử lý nước thải mà bạn có thể tham khảo. Tùy theo nhu cầu và loại nước thải mà các chủ đầu tư sẽ lựa chọn cho mình những phương pháp xử lý phù hợp.
Bài viết trên đây của Hichi đã giới thiệu cho các bạn một số cách xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay. Để tích lũy thêm cho mình những thông tin hữu ích, bạn đừng quên theo dõi Hichi mỗi ngày nhé!
-
Bạn đang có nhu cầu tương tự hãy liên hệ ngay với chúng tui: Ks Bào – 0903744240
-
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ HICHI
-
Địa chỉ: Tổ 5, Ấp Suối đá, Xã Dương Tơ, tp. Phú Quốc, Kiên Giang
-
Email: ctyhichi.vn@gmail.com / Hichi.vn