MT&XH – Hiện nay, hệ thống thu gom và xử lý nước thải của nhiều bệnh viện hiện đã xuống cấp, hoạt động cầm chừng. Việc phân loại xử lý nước thải y tế chưa triệt để, xả thải trực tiếp ra môi trường đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đất và môi trường sống của người dân.
Hiện trạng hiện nay
Nguồn nước thải từ bệnh viện phần lớn nước thải thông thường từ nhà vệ sinh, khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn, nước thải từ phẫu thuật, điểu trị, khám, chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ, vệ sinh của người bệnh, nhân viên y tế… Bên cạnh đó tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X- quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm là phần nước thải nguy hại chứa rất nhiều chất độc hại, nồng độ kháng sinh và các vi khuẩn gây bệnh cao. Nếu không được xử lý triệt để khi thải ra môi trường sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái trong nguồn nước và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tạo nên nguy cơ ô nhiễm, lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Các chất ô nhiễm trong nước thải không được xử lý không những ảnh hưởng trực tiếp đến nước ao, hồ, sông mà ngấm xuống đất, tích lũy tồn đọng trong nguồn nước ngầm. Nguồn nước thải chứa vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước và các loại rau được tưới nước thải.
Theo báo cáo của Sở TNMT Thanh Hóa, gần 60ha đất sản xuất nông nghiệp của xã Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa đã bị ô nhiễm nặng do nước thải từ các bệnh viện gây ra. Đây là khu đất nằm sau các bệnh viện tỉnh như: Bệnh viện Nhi, Đa khoa, Phụ Sản, Da liễu, Mắt, và Tâm thần.
Trong báo cáo cũng nêu rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Theo đó, nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng này là do các bệnh viện nói trên đều được xây dựng từ những năm 60,70 của thế kỷ 20. Đến nay hệ thống hạ tầng kỹ thuật thu gom và xử lý nước thải đã xuống cấp, không còn hoạt động nên việc tách nước thải chưa triệt để; nước thải y tế từ các bệnh viện đã thải trực tiếp ra cánh đồng lúa của người dân xã Quảng Thịnh.
Bênh cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là do các bệnh viện hiện nay đang trong tình trạng quá tải. Tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số giường bệnh được giao là 500 giường nhưng số giường kê thực lên đến 700 giường. Công tác bảo vệ môi trường tại đây chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống nước thải của bệnh viện được xây dựng từ năm 2002 đến nay đã xuống cấp nhưng không được bảo dưỡng, sửa chữa, nước thải chưa được xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường. Sở TNMT Thanh Hóa đã nhiều lần kiểm tra, đôn đốc nhưng bệnh viện này vẫn chưa chịu khắc phục.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở một số bệnh viện như: Đa khoa, Phụ sản, Da liễu… Số giường bệnh của bệnh viện đa khoa Thanh Hóa được giao chỉ có 750 giường nhưng số giường thực kê hiện lên đến 1.000 giường. Từ năm 2012 trở về trước, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện hư hỏng, nước thải trực tiếp ra môi trường. Từ tháng 7/2013, bệnh viện đã đưa vào vận hành hệ thống xử lý tập chung, tuy nhiên vẫn còn tình trạng nước thải y tế chưa được thu gom xử lý triệt để xử lý mà vẫn thải ra môi trường.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
Quy trình xử lý nước thải bao gồm các bước chính sau:
Bước 1: Sử dụng phương pháp cơ học loại bỏ dầu mỡ, rác và tạp chất có kích thước lớn trong nước thải.
Bước 2: Sử dụng phương pháp phân hủy sinh học kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để loại bỏ các chất hữu cơ có trong nước thải.
Quá trình kỵ khí, thiếu khí: Nhằm mục đích khử P-PO43-, N-NO3– có trong nước thải;
Quá trình hiếu khí: Nhằm mục đích khử COD; BOD5; N-NH4+,… có trong nước thải.
Bước 3: Lọc qua màng lọc MBR, tăng hiệu quả xử lý sinh học do mật độ vi sinh cao, lọc một phần vi trùng gây bệnh và hầu hết cặn SS.
Bước 4: Khử trùng nước để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh trước khi xả nước thải ra môi trường
Lợi ích và ưu điểm của phương pháp phân hủy sinh học kết hợp vật liệu đệm và màng lọc MBR:
- Hiệu quả xử lý BOD, COD, Amoni cao có thể đạt đến 95 – 98% ;
- Đảm bảo diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn gây bệnh có mặt trong nước thải và tránh gây tái nhiễm nguồn nước;
- Hệ thống xử lý nước thải thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường;
- Công nghệ XLNT hiện đại, dễ quản lý;
- Giảm chi phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo trì thấp;
- Hiệu suất xử lý cao, lượng bùn thải bỏ
Chú trọng giải quyết ô nhiễm từ nước thải y tế
Theo Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), Mức độ gia tăng lượng nước thải y tế năm 2011 so với năm 2000 là hơn 20%. Hầu hết các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tại các bệnh viện thuộc sở y tế địa phương quản lý hay các bệnh viện thuộc ngành khác quản lý, cũng như các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nằm rải rác, phần lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải.
Trong khi đó, nước ta có hơn 13.640 cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Mỗi ngày, các đơn vị này thải ra khoảng 120.000 m3 thải y tế, trong khi đó, chỉ có 53,4% trong tổng số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế. Trong đó, một số lượng lớn các chất độc hại trong nước thải y tế không thể xử lý được bằng phương pháp xử lý nước thải thông thường.
Để kiểm soát nguồn nước ngày càng ô nhiễm, các chuyên gia môi trường cũng khẳng định: 4 nguồn thải gây ô nhiẽm môi trường nước đều nguy hại, tuy nhiên, nước thải y tế là nguy hại hơn cả. Bởi nguồn thải từ y tế chứa nhiều mầm bệnh khó kiểm soát, khi thải ra môi trường nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng động. Bởi vậy, để khắc phục tình trạng trên, trước mắt cần tập trung vào một số giải pháp như: Tăng cường các biện pháp, chế tài đối với hành vi gây ô nhiễm nguồn nước; nghiên cứu cơ chế thực hiện việc thu tiền xả nước thải gắn liền với thu tiền sử dụng nước để bảo vệ chất lượng nguồn nước, cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm…
Được biết, Bộ Y tế cũng đã đầu tư xây dựng hệ thống chất thải y tế, trong đó giai đoạn 2013 – 2015 ưu tiên đầu tư tại các cơ sở y tế có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ sở có hệ thống xử lý chất thải y tế nhưng đã xuống cấp hoặc quá tải… Đến giai đoạn 2016 – 2020, đầu tư cho hệ thống, nhằm đảm bảo 100% chất thải y tế đều được xử lý đạt chuẩn môi trường. Hiện tại, Bộ Y tế đang thực hiện một dự án đầu tư xử lý nước thải bệnh viện vay vốn của Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí trên 150 triệu đô la./.
xem thêm tại:xulynuocphuquoc.com/