Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lý bằng những phương pháp thích hợp. Các phương pháp xử lý chất thải thường dùng gồm 3 hình thức:
Xử lý bằng phương pháp vật lý
Các phương pháp xử lý nước thải
Phương pháp vật lý
Phương pháp hóa học
Phương pháp sinh học
Nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp thường chứa các chất tan và không tan ở dạng hạt lơ lửng. Các tạp chất lơ lửng có thể ở dạng rắn hoặc lỏng, chúng tạo với nước thành hệ huyền phù.
Để tách rác và các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, người ta thường sử dụng các quá trình cơ học (gián đoạn hoặc liên tục). Như lọc qua song chắn hoặc lưới, lắng dưới tác dụng của lực trọng trường hoặc lực li tâm và lọc. Việc lựa chọn phương pháp xử lý tùy thuộc vào các hạt, tính chất hóa lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết.
Các phương pháp xử lý cơ học được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước thải:
Song lưới chắn rác: Tách các chất rắn thô và có thể lắng
Thiết bị nghiền rác: nghiền các chất thô thành vụn, có kích thước nhỏ và đồng nhất
Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng và tải trọng BOD và SS
Khuấy trộn: Khuấy trộn hóa chất và chất khí với nước thải. Giữ cặn ở trạng thái lơ lửng
Tạo bông: Giúp các hạt nhỏ liên kết thành các hạt lớn hơn để có thể tách ra bằng lắng trọng lực.
Lắng: Tách các cặn và lắng, nén thành bùn
Tuyển nổi: Tách các hạt cặn lơ lửng nhỏ và các hạt cặn có tỷ trọng xấp xỉ tỷ trọng của nước. Sử dụng để nén bùn sinh học.
Lọc: Tách các hạt cặn lơ lửng còn lại sau khi xử lý sinh học hoặc hóa học
Màng lọc: Tương tự như quá trình lọc. Tách tảo từ nước thải.
Vận chuyển khí: Bổ sung và tách khí
Bay hơi và tách khí: Bay hơi các chất hữu cơ có thể bay hơi từ nước thải.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không tan và giảm chất ô nhiễm có khả năng phân hủy sinh học BOD đến 20%.
Phương pháp xử lý hóa học
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là sử dụng các phản ứng hóa học để xử lý nước thải. Các công trình xử lý hóa học thường kết hợp với các công trình xử lý lý học. Mặc dù hiệu quả cao, phương pháp này đòi hỏi chi phí cao, cà có thể sản sinh ra các sản phẩm phụ độc hại.
Kết tủa: Tách phospho và nâng cao hiệu quả của việc tách cặn lơ lửng ở bể lắng bậc 1.
Hấp thụ: Tách các chất hữu cơ không được xử lý bằng phương pháp hóa học thông thường hoặc phương pháp sinh học. Tách kim loại nặng, khử clo trong nước thải trước khi xả thải.
Khử trùng: Tiêu diệt chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
Khử trùng bằng chlorine: Tiêu diệt chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
Khử Chlorine: Tách lượng Clo dư còn lại sau quá trình clo hóa
Khử trùng bằng ClO2: Tiêu diệt chọn lọc các vi sinh gây bệnh
Khử trùng bằng BrCl2: Tiêu diệt chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
Khử trùng bằng Ozone: Tiêu diệt chọn lọc các vi sinh gây bệnh
Khử trùng bằng tia UV: Tiêu diệt chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
Phương pháp xử lý sinh học
Hầu hết các loại nước thải đều có thể xử lý bằng phương pháp sinh học. Mục đích của phương pháp này là phân hủy các hợp chất hữu cơ nhờ hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí hoặc kỹ khí. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là các chất khí (CO2, N2, CH4, H2S) và các chất vô cơ (NH4, PO4) và các vi sinh mới.
Để công đoạn xử lý sinh học hiệu quả, cần bổ sung các chủng vi sinh hiếu khí, kỵ khí khỏe mạnh thích hợp. Các chủng này là các chủng loại có sẵn trong tự nhiên, được các nhà sinh học của Canada và Anh Quốc tổng hợp vào các sản phẩm sau.
Phương pháp kỵ khí
Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.
Công nghệ bể xử lý kỵ khí. Trong quá trình này, các chất hữu cơ trong nước thải được chuyển hóa thành CH4 và khí CO2. Quá trình nàu thực hiện không có mặt của CO2.
Công nghệ sinh học kỵ khí UASB: Đây là quá trình được ứng dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Ít tiêu tốn năng lượng vận hành, ít bùn dư nên giảm chi phí xử lý bùn. Bùn xử lý ra dễ tách nước. Có khả năng thu hồi năng lượng từ khí metan.
Phương pháp hiếu khí
Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.
Xử lý nước thải bùn hoạt tính hiếu khí
Công nghệ xử lý sinh học dạng mẻ: Bể hoạt động gián đoạn là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cạn.
Công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám.
Công nghệ lọc sinh học
Để thực hiện quá trình này các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính:
Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật,Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm tự do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào.
Bạn đang có nhu cầu tương tự hãy liên hệ ngay với chúng tui: Ks Bào – 0903744240
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ HICHI
Địa chỉ: Tổ 5, Ấp Suối đá, Xã Dương Tơ, tp. Phú Quốc, Kiên Giang
Email: ctyhichi.vn@gmail.com / Hichi.vn
Bạn đang có nhu cầu tương tự hãy liên hệ ngay với chúng tui: Ks Bào – 0903744240
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ HICHI
Địa chỉ: Tổ 5, Ấp Suối đá, Xã Dương Tơ, tp. Phú Quốc, Kiên Giang
Email: ctyhichi.vn@gmail.com / Hichi.vn