Xử lý nước nhiễm mặn- Phú Quốc

Posted on Tin tức 75 lượt xem

Nước bị nhiễm mặn là một trong những nguồn nước có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người. Cần có những biện pháp xử lý nước nhiễm mặn kịp thời để nhanh chóng giải quyết vấn đề này.

Nước nhiễm mặn là gì?

Nước nhiễm mặn là nguồn nước có chứa hàm lượng vượt quá cho phép các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này có thể viết dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l.

Tình trạng xâm nhập mặn chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng nước nhiễm mặn xâm nhập vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch tới mạch nước ngầm.

Nước sinh hoạt bị nhiễm mặn
Nước sinh hoạt bị nhiễm mặn

Nồng độ NaCl trong nước thay đổi theo đặc thù từng năm phụ thuộc vào lượng nước sông chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy triều trên toàn vùng theo thời gian và tổng lượng.

Những ảnh hưởng của nước nhiễm mặn đối với đời sống

Với sức khỏe:

Khi sử dụng nước nhiễm mặn sẽ gây ra những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Khi cơ thể sử dụng nước nhiễm mặn sẽ bị tình trạng bị hút nước, khiến các tế bào bị teo nhỏ lại. Dần dần các tế bào chết đi, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Từ đó, chủ yếu gây nên các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp, suy giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh tật.

Tăng khả năng mắc các bệnh ngoài da: viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở, hắc lào,… do sử dụng nước bị nhiễm mặn trong thời gian dài vào các việc sinh hoạt hàng ngày như: tắm, rửa, vệ sinh,…

Với tài nguyên đất đai:

Sử dụng nguồn nước nhiễm mặn trong nông nghiệp sẽ khiến đất đai bị cằn cỗi, suy giảm chất dinh dưỡng trong đất, gây mất mùa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của người dân.

Với các đồ dùng sinh hoạt:

Nguồn nước nhiễm mặn còn phá hủy các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong nhà đặc biệt là các thiết bị được làm bằng kim loại. Lượng muối sẽ tác dụng với kim loại và thiết bị nhanh chóng bị ăn mòn phá hủy.

Vậy nên, cần có các biện pháp xử lý nước nhiễm mặn để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân. Nếu có thể, bạn có thể sử dụng các phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt mà chúng tôi chia sẻ bên dưới đây.

Cách xử lý nước nhiễm mặn ngay tại nhà

Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nước nhiễm mặn, tùy vào mức độ nhiễm mặn của nguồn nước và điều kiện kinh tế bạn sẽ có giải pháp thích hợp nhất.

Phương pháp chưng cất nhiệt

Phương pháp chưng cất nhiệt
Phương pháp chưng cất nhiệt

Do hơi nước nhẹ hơn muối nên khi chưng cất phần nước tinh khiết sẽ bay hơi lên, còn phần muối sẽ lắng xuống. Đây được coi là phương pháp được lưu truyền trong dân gian và cũng là phương pháp thủ công lâu đời nhất.

Ưu điểm của phương pháp chưng cất nhiệt là hiệu quả với mọi độ mặn khác nhau của nguồn nước nhưng nhược điểm là phải thực hiện thủ công, mất nhiều thời gian và công sức.

Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion trong xử lý nước nhiễm mặn là sử dụng bể lọc nước có chứa hạt nhựa ion hoạt tính. Do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit như các phương trình phản ứng dưới đây:

  • RH + NaCl → RNa + HCl
  • 2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4
  • 2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O

Ưu điểm của phương pháp trao đổi ion là có thể lọc sạch các tinh thể muối trong nước nhưng lại tốn khá nhiều chi phí và hệ thống này khó vận hành. Nếu thiếu hiểu biết về các chất hóa học sẽ không thể vận hành được hệ thống.

Phương pháp thẩm thấu ngược (RO)

Màng lọc nước của công nghệ RO hay còn gọi là màng lọc thẩm thấu ngược vì sử dụng màng lọc thẩm thấu từ nhiều lớp khác nhau được gắn chặt với nhau. Màng lọc với các khe có kích thước nhỏ hơn 0,0001 micro met. Với cấu tạo như thế, phù hợp với kích thước của các phân tử nước, đồng thời các chất ô nhiễm và tạp chất sẽ theo đường nước thải ra ngoài, không ngoại trừ các phân tử muối hòa tan.

Đây được coi là phương pháp xử lý nước nhiễm mặn tiên tiến hiện nay, nhưng cần xem xét về yếu tố điều kiện kinh tế của gia đình để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Phương pháp sử dụng bộ lọc đầu nguồn

Các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn kể trên chỉ lọc sạch muối trong nguồn nước có mức độ nhiễm phèn nhẹ mà thôi. Còn với những nguồn nước bị xâm nhập mặn nặng bạn cần sử dụng các thiết bị có hiệu quả lọc rất cao khác.


Lọc đầu nguồn Hichi

Để lọc sạch nguồn nước nhiễm mặn, không chỉ nguồn nước ăn uống mà còn là cả nguồn nước sinh hoạt, các gia đình nên sử dụng các thiết bị lọc nước đầu nguồn. Với công nghệ lọc nước hiện đại, nước sau khi đi qua thiết bị lọc đều được loại bỏ được các tạp chất, phèn, muối,… cho nguồn nước đầu ra tinh khiết, không có mùi nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Là tập đoàn hàng đầu trong cung cấp các giải pháp tổng thể về nguồn nước, mới đây Tân Á Đại Thành đã tiên phong cho ra đời sản phẩm Bộ lọc nước đầu nguồn Hichi. Với khả năng lọc nước vượt trội so với các sản phẩm cùng loại, kết hợp công nghệ lọc nước tiên tiến đến từ Hàn Quốc, sản phẩm có thể giải quyết được mối lo ngại về nguồn nước nhiễm mặn, chưa đạt chuẩn tại các hộ gia đình.

Trên đây là những cách xử lý nước nhiễm mặn cho các hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay. Căn cứ vào đặc điểm nguồn nước hoặc điều kiện kinh tế để chọn ra phương pháp phù hợp nhé

Để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ về máy lọc nước phù hợp với gia đình bạn cũng như ƯU ĐÃI HẤP DẪN khi mua online, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0903744240 – 0383066264

Vệ sinh công nghiệp

Là đơn vị có thâm niên trong ngành vệ sinh công nghiệp, chúng tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi thi công dịch vụ, với nhưng kinh nghiệm đó giúp chúng tôi rút ngắn được thời gian thi công cũng như công đoạn vì vậy giá thành luôn được đảm bảo tốt nhất.